Rất nhiều nhà tuyển dụng phân vân có nên tuyển dụng nhân viên là sinh viên mới ra trường hay không? Vì những người tìm việc trẻ này thường thiếu kinh nghiệm. Điều này không chỉ làm khó người đi xin việc mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng không dễ để biết được kĩ năng công việc của họ.


Tuy nhiên, nếu công ty biết cách phỏng vấn, và hỏi những câu hỏi phù hợp, bạn vẫn có thể tìm được ứng cử viên phù hợp với yêu cầu công việc.




Phỏng vấn sinh viên - thế hệ trẻ

Các bạn trẻ thường không biết thể hiện cách ứng xử chuyên nghiệp; cụ thể những sinh viên mới tốt nghiệp thường làm nhà tuyển dụng mất vài phút để giải thích tại sao lại có buổi phỏng vấn này.

Trong vai trò là nhà tuyển dụng, tốt nhất bạn nên cung cấp cho ứng viên mới xin việc lần đầu hướng dẫn cụ thể trong cách trả lời những câu hỏi của mình:

“Khi tôi hỏi em, vui lòng cho tôi ví dụ từ hoạt động trên lớp hoặc từ những công việc em thực hiện trước đây. Đặc biệt, hãy cho tôi biết em đã làm những gì và kết quả em đạt được như thế nào?”

Ngay cả sau khi đã đưa ra lời nhắc nhở, nhà tuyển dụng cũng nên thăm dò chi tiết trong những câu hỏi tiếp theo.

Những câu sau bạn có thể sử dụng trong trường hợp này:

“Hãy cho tôi biết về những gì em đã làm. Em sẽ làm gì khi phải đối diện với vấn đề? Em đã đạt bao nhiêu điểm với dự án này?”

Ba kĩ năng thiết yếu trong công việc

Ngay cả một sinh viên đã đi làm cũng cần 3 tiêu chuẩn sau để đánh giá trong buổi phỏng vấn ứng viên.

1.Quản lý thời gian và sắp xếp công việc

Hãy hỏi ứng viên “Hãy cho tôi biết em sắp xếp công việc trong ngày như thế nào?” Lắng nghe câu trả lời để đánh giá việc ứng viên cân nhắc mọi thứ phải làm và những ưu tiên trong ngày.

2.Kĩ năng giải quyết vấn đề

Đối với ứng viên đã có chút ít kinh nghiệm, hãy hỏi: “Những vấn đề điển hình nào em hay gặp trong công việc này? Ai là người chịu trách nhiệm với chúng? Em đã làm gì với những vấn đề này? Em đã làm gì để những vấn đề này không xảy ra nữa? Em sử dụng kĩ năng nào để giải quyết chúng?”

Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm, hãy hỏi về những tình huống trong trường hoặc những hoạt động trong nhóm:“Hãy cho tôi biết về một lần em gặp rắc rối trong trường hoặc khi em làm việc theo nhóm, và em đã giải quyết vấn đề thế nào?”

3.Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng ngôn ngữ giao tiếp có thể được đánh giá qua cách trả lời trong buổi phỏng vấn sinh viên và cách ứng viên lắng nghe và trả lời câu hỏi. Ví dụ, ứng viên có trả lời ngay câu hỏi hoặc mất một lúc mới trả lời? Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên: “Em có sử dụng kĩ thuật giao tiếp nào không? Em có sử dụng facebook hay Twitter không?

Đánh giá kĩ năng mềm

Tiếp theo hãy hỏi về những hiểu biết xã hội và cảm xúc bằng câu hỏi:

“Em muốn giảng viên nào kể về em? Và tiếp theo là câu hỏi “ Em không muốn giảng viên nào nói về em?”

Những câu hỏi này tiết lộ quan điểm cá nhân và mối quan hệ trong môi trường hiện tại của ứng viên.

Có thể bạn sẽ nhận được những câu trả lời như

“Hãy cẩn thận với những thứ quá tốt đẹp và suông sẻ, giảng viên yêu thích của em nói em nên giành được giải Nobel. Còn đối với giảng viên em không thích mấy, ông ấy luôn đưa ra những lời buộc tôi với em một cách không công bằng, nhưng đây là việc của em và em phải thực hiện chúng.

Phỏng vấn sinh viên: đánh giá cao vai trò động lực cá nhân

Tiếp theo là phần đánh giá động lực cá nhân. Hãy bắt đầu tìm hiểu động lực nào đối với các ứng viên

“Em thích làm điều gì nhất khi ở trường đại học? Khi em không có tiết học, em thích làm gì nhất?

Sau đó chuyển từ cá nhân sang vị trí đang tuyển. Liệu ứng viên đã nghiên cứu kĩ về công ty, vì điều này chứng tỏ ứng viên muốn làm việc tại công ty bạn.

“Tại sao em lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”

Tìm hiểu liệu ứng viên đã biết về công việc

“Em đã biết gì về công việc? Em muốn biết gì về công việc?

Những câu trả lời này sẽ tiết lộ giá trị của ứng viên và định hướng đóng góp của ứng viên cho công việc chứ không chỉ đơn thuần là kiếm tiền.

Hãy nghe câu trả lời và tập trung vào việc xác định độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

“Em nổi tiếng với sứ mệnh vì cộng đồng, và em muốn làm một cái gì đó đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.”

Bạn cũng có thể đào sâu hơn về giá trị và đạo đức nghề nghiệp tại đây:

“Hãy nói cho tôi biết về giá trị của một con người.”

Ứng viên có thể im lặng một lúc nhưng một ứng viên giỏi sẽ trả lời một cách cụ thể, ví dụ “ Em chân thật, đáng tin cậy, và có đạo đức tốt.”

Hãy hỏi tiếp những câu hỏi giúp bạn hiểu sâu hơn về con người của ứng viên

“Em có thể có tôi một ví dụ cụ thể em là người chân thật?”

Sau buổi phỏng vấn sinh viên còn thiếu kinh nghiệm, nếu bạn tìm được người dường như phù hợp với công việc, cũng phải chắc rằng công việc phù hợp với họ. Hãy kiểm tra liệu ứng viên có biết được kết quả bạn mong muốn từ vị trí được tuyển, có thể bằng cách hỏi họ về những kết quả tương lai.

Cũng nên thảo luận về cách công ty bạn sẽ đo lường sự thể hiện của ứng viên trong 3 tháng đầu, 6 tháng, và 1 năm bằng việc dõi theo sự hiệu quả, năng suất và một số phương pháp khác.

Nếu mắt ứng viên đờ ra hoặc như có tiếng ong trong tai, thì có lẽ đây không phải là người bạn đang tìm kiếm





Nguồn : careerlink.vn

Các Chủ đề tương tự: